Chùa Hàng Cồng (Hàng Còng) là tên gọi dân dã của một ngôi chùa Nam tông ở huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.
Chùa Hàng Còng có tên thật là Prochum Meáp Chhưm Kiriram (trong tiếng Khmer có nghĩa là “ngôi chùa ở giữa núi”), còn có tên khác là Krăng (“gò cao”) Krốch (“bưởi rừng”), tọa lạc ấp An Hòa, xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn. Đây là ngôi chùa duy nhất trong tỉnh An Giang có hàng cây còng cổ thụ với bề dày lịch sử hàng trăm năm nối dài từ cổng đến bên trong khuôn viên chùa. Đặc trưng này khiến mọi người gần như quên bẵng tên thật của chùa, mà chỉ gọi bằng cái tên dân dã là chùa Hàng Còng (chùa Hàng Cồng).
Vào năm 1608, chùa được xây dựng ở trên một gò cao, đầy bưởi rừng, lại được bao xung quanh là núi. Khi ấy, để vào chùa, mọi người phải đi tắt ngang qua ruộng lúa của dân, rất vất vả. Cho đến năm 1965, sư cả trụ trù chùa lúc ấy là hòa thượng Khunh Sa Ríth đã vận động phật tử hiến đất ruộng để nhà chùa làm đường đi. Khi con đường hoàn thành, hòa thượng đã cho trồng rất nhiều cây còng để tạo cảnh quan.
Trước khi viên tịch, sư thầy căn dặn: đừng đụng tới hàng còng, cứ để chúng phát triển tự nhiên. Thực hiện lời căn dặn ấy, các sư trụ trì chùa sau này đã vừa giữ lại hàng còng cũ, vừa trồng mới thêm nhiều cây khác. Đã có khoảng 70 cây còng tồn tại trong chùa Krăng Krốch này. Thời gian trôi qua, cộng với chiến tranh, một số cây chỉ còn hình dạng bên ngoài, chứ bên trong dần mục rỗng.
Cây còng là loài cây quen thuộc còn được gọi là me tây, muồng tím, muồng ngủ,… Tại các quốc gia khác, cây được biết đến với các tên gọi: Saman, Rain tree, Monkey pod, Filinganga,…
Đường đi chùa Krăng Krốch theo Google Maps
Hàng còng cổ thụ đẹp mắt trên con đường nhỏ đi vào chùa Krăng Krốch
Các ông lục quét chùa vào buổi sáng khi nắng vừa lên
Chánh điện và hồ sen
Cánh đồng lúa rộng mênh mông xung quanh chùa
*** Bài viết có sử dụng tư liệu được tổng hợp và biên tập lại từ nhiều nguồn trên Internet, mang giá trị tham khảo.