Thánh đường giáo xứ Mặc Bắc (nhà thờ Mặc Bắc) ở Trà Vinh

 

Nhà thờ Mặc Bắc của tỉnh Trà Vinh có nét kiến trúc tương đồng với nhà thờ Đức Bà TP. Hồ Chí Minh, được xem là nhà thờ đẹp nhất miền Tây Nam bộ.

Thánh đường giáo xứ Mặc Bắc, hay nhà thờ Mặc Bắc, nhà thờ họ đạo Mặc Bắc, thuộc giáo phận Vĩnh Long nằm trên quốc lộ 60, thị trấn Cầu Quan, huyện Tiểu Cần, cách thành phố Trà Vinh khoảng 30km. Tên nhà thờ là “Mặc Bắc” được đặt theo tên địa danh của một cái vàm sông Hậu, cách vàm Cần Chong khoảng 1km về phía hạ nguồn, và cách vàm Rạch Đùi 3km về phía thượng nguồn.

Theo thông tin của bà con người Hoa trong vùng (cộng đoàn người Hoa hiện diện tại xóm Chệc ngày nay có trước thế kỷ XX hàng trăm năm) thì Mặc Bắc có nghĩa là “ăn mặc theo kiểu người phương Bắc” (tức Trung Quốc). Còn theo truyền thuyết của người Khmer, Mặc Bắc đọc trại từ Moot Batt (“Moot” có nghĩa là “cái bến ghe, cái tuyến đường”, còn Batt là “bị bẻ gãy”).

Nhà thờ Mặc Bắc là một trong những giáo xứ Công giáo lớn và cổ xưa ở miền Tây Nam bộ. Nhà thờ được xây dựng vào năm 1886, hoàn thành năm 1888, được xem là ngôi thánh đường lớn thứ hai ở Nam bộ thời đó, chỉ sau nhà thờ Đức Bà (Sài Gòn).

Một đoạn quốc lộ 60 qua thị trấn Cầu Quan, huyện Tiểu Cần, gần nhà thờ Mặc Bắc

Cổng chính nhà thờ Mặc Bắc

Kiến trúc thanh thoát, trang nhã, và hài hòa của thánh đường giáo xứ Mặc Bắc

Các tượng Công giáo trong sân trước

Những cây sao cổ, nhãn cổ hơn 100 năm tuổi trong khuôn viên nhà thờ

*** Bài viết có sử dụng tư liệu được biên tập lại từ nhiều nguồn trên Internet.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *