Nhà thờ Lái Thiêu, hay giáo xứ Lái Thiêu, là ngôi nhà thờ cổ kính và trang nhã nằm ở số 97 đường Bình Đức 2, phường Lái Thiêu, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương.
Nền móng nhà thờ Lái Thiêu được xây dựng trên một ngọn đồi thấp có nhiều cây dầu cổ thụ. Mặt chính nhà thờ hướng ra sông Sài Gòn. Cả công trình mang nét kiến trúc đặc trưng của phương Tây nhưng vật liệu lại quen thuộc với địa phương như gạch giồ, ngói móc, chất kết dính chính là cát, vôi trộn với mật mía, nhựa ô dước,… giúp cho nhà thờ đứng vững hơn một trăm năm qua với dáng hình nguyên vẹn.
Lễ đường của nhà thờ Lái Thiêu là một không gian hình vòm với kiểu kiến trúc Gothic đặc trưng được chiếu sáng tự nhiên bởi những ô cửa sổ hẹp và cao. Hiện nay, cổng chính nhà thờ nằm ở mặt sau, hướng ra khu dân cư. Xung quanh có nhiều cổng phụ để đi vào khuôn viên nhà thờ.
Nhà thờ Lái Thiêu được dựng tại chợ Cây Me, có bàn thờ chúa do giám mục Bá Đa Lộc, còn gọi là cha Cả, lúc đầu xây dựng đơn sơ vào năm 1771. Ông là người cai quản giáo phận Nam Đàng Trong và cả nhà thờ Lái Thiêu vì lúc bấy giờ đây là nhà thờ trung tâm của giáo phận.
Quá trình xây dựng và phát triển của nhà thờ gắn liền với họ đạo đầu tiên, gọi là họ đạo Họ Gò. Qua nhiều biến cố, nhà thờ Lái Thiêu được xây lại vào năm 1894 bởi cha Azemar (người có công lớn trong việc thành lập và xây dựng trường Câm Điếc Lái Thiêu, sau này trở thành trung tâm giáo dục đặc biệt nổi tiếng hàng đầu ở phía Nam), hoàn thành vào năm 1897 bởi cha Ernest Verney.
Cổng chính nhà thờ Lái Thiêu
Phía trước cổng chính
Bên trong khuôn viên nhà thờ với không gian chính là khu lễ đường cổ kính
Các khu vực đặt tượng Thiên Chúa giáo
Kiến trúc thâm trầm, hoài cổ và duyên dáng, trang nhã của mặt trước nhà thờ Lái Thiêu
Những bậc thang dẫn vào một cổng phụ của nhà thờ. Góc này nhìn bên ngoài cứ ngỡ như đang ở Đà Lạt vậy!
Các công trình khác
Một số ảnh tự chụp tại nhà thờ Lái Thiêu:
*** Bài viết có sử dụng tư liệu được tổng hợp và biên tập lại từ nhiều nguồn trên Internet, mang giá trị tham khảo.