Nhà thờ Chí Hòa (nhà thờ Đức Mẹ Mân Côi) cổ kính ở Sài Gòn

 

Nhân dịp lễ Giáng Sinh (Noel) sắp đến, gửi tới bạn đọc vài hình ảnh về một ngôi nhà thờ cổ kính ở Sài Gòn: nhà thờ Chí Hòa.

Nhà thờ Chí Hòa, hay nhà thờ Giáo xứ Chí Hòa, nhà thờ Đức Mẹ Mân Côi là một nhà thờ Công giáo xưa cổ tại thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn). Nhà thờ Chí Hòa nằm ở số 149 đường Bành Văn Trân, thuộc phường 7, quận Tân Bình.

Họ đạo Chí Hòa khởi đầu là họ nhánh của họ đạo Chợ Quán được giám mục Bá Đa Lộc quy tụ, sau đó là họ nhánh của họ Tân Định, chính thức thành lập vào tháng 10 năm 1890 với tên Thạnh Hòa. Nhà thờ đầu tiên cũng là nhà thờ ngày nay do giám mục Mossard (tên tiếng Việt là Mão) cho xây dựng và khánh thành vào năm 1890 trên khu đất do Huyện Sỹ (tức ông Lê Phát Đạt – ông ngoại của Nam Phương Hoàng Hậu) dâng cúng.

Nhà thờ Chí Hòa có mối liên hệ tương đối đặc biệt với nhà thờ Huyện Sỹ vốn được ông Lê Phát Đạt cho xây dựng sau này. Theo thiết kế ban đầu, nhà thờ Huyện Sỹ gồm có 5 gian, nhưng giới chức trong họ đạo Chợ Đũi đã xin cắt bớt một gian và dùng số tiền dư ra để xây nên nhà thờ Chí Hòa.

Qua hơn 100 năm tuổi đời, nhà thờ Chí Hòa đã được tôn tạo nhiều lần để có được hình hài như ngày nay. Công trình cổ kính được thiết kế theo phong cách kiến trúc Romanesque (Roman) nhưng tương đối đơn giản, mang lại vẻ trang nhã và khiêm tốn. Hiện tại, nhà thờ Chí Hòa đang được xây dựng thêm nhiều hạng mục.

Một thông tin bên lề là, nhà thờ Chí Hòa khá nổi tiếng với thánh lễ Lòng Chúa Thương Xót, ai đến cầu nguyện đều được như ý nguyện.

Cùng xem qua vài bức ảnh ghi lại nhà thờ Chí Hòa:

Kiến trúc Romanesque (Roman) là phong cách kiến trúc của các vùng Trung và Tây Âu. Kiến trúc Roman ra đời vào khoảng thế kỷ XI và thế kỷ XII, chủ yếu ở các nước Pháp, Anh, Ý, Bỉ, Tây Ban Nha. Đặc điểm kiến trúc Roman dễ nhận thấy nhất là thiên về kiểu mái vòm cong với các khối cột thể hiện nét tinh xảo, độc đáo.

Tên gọi Roman xuất xứ từ Mỹ- La Tinh với ý nghĩa là “La Mã” đã phần nói nói nên phong cách kiến trúc của người đương thời hơi giống và muốn tìm đến chút ít cách thức của kiến trúc La Mã cổ đại. Tuy vậy, về quy mô và hình thức, kiến trúc Roman còn xa mới đạt đến trình độ của người La Mã cổ đại, bởi thiết kế thi công còn thô sơ, vật liệu có lúc lấy từ công trình đã hoang phế của kiến trúc La Mã. Cũng có thể do vừa trải qua một quá trình trì trệ sa sút và chiến tranh nên kiến trúc – xây dựng vẫn chưa được khôi phục, còn non yếu.

Sự khác biệt giữa kiến ​​trúc Roman và Gothic là các công trình của phong cách kiến trúc Roman có những mái vòm tròn và cùng những ngọn tháp cùn, cửa sổ cũng khá ít. Còn công trình kiến ​​trúc kiểu Gothic lại có các tháp nhọn, mái vòm nhọn, cùng nhiều cửa sổ.

*** Bài viết có sử dụng tư liệu được biên tập lại từ nhiều nguồn trên Internet.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *