Tu viện Vĩnh Nghiêm tọa lạc trên đường HT 31, phường Hiệp Thành, quận 12, thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn). Sau thời gian dài trùng tu và xây dựng thêm, tu viện mang diện mạo mới rộng lớn và đẹp mắt đã được khánh thành vào đầu tháng 12/2020.
Được biết, tu viện Vĩnh Nghiêm ở quận 12 cũng là cơ sở 3 của Học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh. Tu viện Vĩnh Nghiêm tọa lạc trên một diện tích rộng lớn (khoảng 17.000 m2), bao gồm các công trình chính như: chánh điện (Phật điện), Tổ đường, giảng đường, tháp chuông, tháp Quan Âm, nhà làm việc, nhà vong, nhà tăng, nhà trụ trì,…
Từ lúc khánh thành sau trùng tu cho đến nay, tu viện Vĩnh Nghiêm đã thu hút đông đảo người dân và du khách đến chiêm bái. Kiến trúc mang đậm văn hóa truyền thống Á Đông và hồn Việt của tu viện rất thích hợp với phục trang áo dài mà nhiều bạn trẻ lựa chọn ăn vận khi đến đây.
Về đường đi đến tu viện Vĩnh Nghiêm thì bạn cứ theo chỉ dẫn của Google Maps với từ khóa “tu viện Vĩnh Nghiêm” (“Vinh Nghiem Buddhist Monastery”) nha! Dưới đây là những hình ảnh ghi lại tu viện Vĩnh Nghiêm vào sáng hôm nay – mười sáu tháng Giêng năm Tân Sửu 2021.
Cổng chính tu viện Vĩnh Nghiêm
Giờ mở cửa tu viện
Bãi giữ xe máy miễn phí nằm kế bên nghĩa trang (thuộc khuôn viên tu viện), cách cổng chính 20 m. Còn xe hơi thì đỗ ngay trong sân tu viện, ra vào bằng cổng chính.
Bãi giữ xe máy miễn phí của tu viện…
… nằm kề bên nghĩa trang
Cổng tu viện được xây theo lối tam quan đậm nét văn hóa Việt Nam
Bảng sơ đồ tổng thể tu viện Vĩnh Nghiêm
Bước qua cổng tam quan của tu viện là khối công trình chính với giảng đường ở tầng trệt, bên trên là Phật điện (chánh điện), đằng sau Phật điện là Tổ đường,…
… Bên trái và phải của Phật điện là hai bảo tháp 7 tầng
Tháp chuông ở bên phải công trình chính, nhìn từ cổng tam quan
Bên trái là tháp Quan Âm
Ở cầu thang chính dẫn lên Phật điện là hồ cá Koi sinh động, đúng kiểu không gian của một tu viện thường thấy
Phù điêu rồng ở lối cầu thang chính dẫn lên Phật điện
Phật điện ở tầng 1
Bảo tháp 7 tầng
Bên trong có đặt các tượng Phật Quan Âm
Cổng tam quan và hồ cá Koi nhìn từ Phật điện
Các công trình khác nhìn từ Phật điện
Tổ đường đằng sau Phật điện
Các dãy công trình thiết kế đẹp mắt và đậm chất Á Đông
Vẫn còn dư âm tết nên rất nhiều người mặc áo dài đến đây chụp ảnh lưu niệm
Cầu thang dẫn xuống giảng đường ở tầng trệt
Hàng lang kết nối các khu vực giảng đường – Phật điện – Tổ đường với các dãy nhà tăng và công trình khác
Khu vực phía sau giảng đường
Chi tiết trang trí mái chùa đẹp mắt. Nếu cứ để yên như vậy chừng mười, hai mươi năm sau, thấm đẫm gió mưa và dấu ấn thời gian, mái chùa rêu phong cổ kính hẳn sẽ mang nét thu hút riêng!
Cận cảnh mái ngói
Chi tiết chạm khắc trên các cánh cửa
Hoa văn và chữ đắp nổi trên các lan can
Những câu nói hay trong cuộc sống giúp nhắc nhở và thúc đẩy sự tu tập