Chùa Ôn Lăng còn được gọi là chùa Ông Lào, hội quán Ôn Lăng, hay chùa Quan Âm, tọa lạc tại số 12 đường Lão Tử, P.11, Q.5, Tp. Hồ Chí Minh.
Người Hoa có truyền thống giúp đỡ đồng hương với nhau, mà giúp một cách rất tận tình, theo kiểu, đã giúp là giúp cho thật tốt, cho nên hay lập ra các hội quán, trước để làm nơi tâm linh, thờ cúng các tín ngưỡng của dân tộc mình, sau là để làm nơi gặp gỡ, giao lưu, giúp đỡ đồng hương với nhau. Đó là lý do khu phố người Hoa (Chợ Lớn, quận 5) tại Sài Gòn thường có các hội quán này nọ, với hoạt động tương tự như chùa chiền, miếu mão.
Bỏ qua các giá trị văn hóa – lịch sử của các ngôi chùa Hoa ở khu Chợ Lớn này (mặc dù đây là một đề tài rất sâu rộng, đáng để tìm hiểu và học hỏi, nhưng không phải là mục tiêu viết bài này của mình), thì kiến trúc cùng cách bài trí của chùa Trung Hoa khá là đẹp. Vì thế, chụp ảnh ở các chùa Hoa rất thích, vì có nhiều góc để chụp. Mà góc nào cũng cho ra ảnh mang phong cách hoài cổ và sâu lắng, nên thích lại càng thích.
Sân trước chùa Ôn Lăng
Cánh cổng cũ kỹ với màu sắc sặc sỡ nhưng hoài cổ
Ban đầu, chùa có tên là hội quán Ôn Lăng, được lập ra vào năm 1740 để thờ Thiên Hậu Thánh mẫu và nhiều vị thần theo tín ngưỡng dân gian của dân tộc Hoa. Sau này, hội quán thờ thêm Quan Âm bồ tát nên còn được gọi là chùa Quan Âm.
Cái tên “Ôn Lăng” là một địa danh của phủ Tuyền Châu, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc xưa. Tương truyền, vào cuối thế kỷ XVII, một số người Hoa thuộc phủ Tuyền Châu đã di cư sang Việt Nam và định cư tại vùng Chợ Lớn ngày nay. Sau đó, họ đã lập ra hội quán Ôn Lăng.
Phù điêu trên tường ở mặt trước chùa
Nếu thích, bạn có thể tìm hiểu thêm về kiến trúc – lịch sử… chi tiết của chùa Ôn Lăng tại đây.
Phù điêu tường trên hành lang sân trước
Hai chiếc lồng đèn lớn được trang trí hai bên hành lang
Chùa Ôn Lăng rất rộng và được chia thành nhiều khu vực, nhiều gian thờ thờ nhiều nhân vật tâm linh – lịch sử theo văn hóa Trung Hoa, như: Thiên Hậu Thánh mẫu, ông Bổn (ông Địa), Bà chúa Thai Sinh, Quan Âm, Quan Công, Bao Công, Thành Hoàng, Phật Tổ, các vị La Hán, Tề Thiên Đại Thánh…
Quầy bán nhang đèn
Phù điêu trên tường
Tượng Thiên Hậu Thánh mẫu
Chú chó nhỏ đang say ngủ kề đó…
… mặc kệ nhang trầm, lầm rầm cúng bái ở xung quanh…
Cổng hình vòm đi ra phía sau
Thùng từ thiện
Lồng đèn đỏ trang trí
Nhang vòng ghi lời khấn nguyện của khách đến chiêm bái
Giếng trời
Khu vực nuôi rùa
Cửa sổ hình tròn và quạt thông gió
Hồ nước non bộ
Ba màu…
Tượng Bao Công
Quan Thánh Đế Quân (Vân Trường)
Quan Âm Bồ Tát
Quan Âm Bồ Tát
Hoa Phấn phu nhân và Văn Xương đế quân
Thái Tuế
Phật Tổ
Các vị La Hán
Địa Mẫu nương nương
Tử Vi tinh quân
Tề Thiên Đại Thánh
Huê Quang Đại Đế
Vết tích…
Đối diện cổng chùa, cách con đường nhỏ…
… là hồ thả cá/ rùa
Tuy nhiên, có lẽ quá nhiều khách phóng sinh cá, rùa nên hiện tại trước hồ treo biển ngăn không được phóng sinh cá, rùa xuống nữa. Đây là tình trạng chung thường thấy của một số chùa Trung Hoa đông khách đến chiêm bái.