“Trâu ơi ta bảo trâu này…”

 

Ngày xưa đi học, trong sách giáo khoa có những bài thơ rất hay ca ngợi về quê hương, đất nước, con người, về tình cảm giữa người với người, và cả sự cảm kích của con người với loài vật. Trong số đó, có những bài thơ trong trẻo nhưng sâu sắc về nghề nông, về những cô bác nông dân, về các chú trâu, bò…

Những bài thơ lý thú làm mình nhớ mãi tới giờ, một thời “tuổi thơ dữ dội” và khó quên!

Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta
Cấy cày giữ nghiệp nông gia
Ta đây trâu đấy, ai mà quản công
Bao giờ cây lúa còn bông
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn

(Ca dao)

Ai thổi sáo gọi trâu đâu đó
Chiều in nghiêng trên mảng núi xa
Con trâu trắng dẫn đàn lên núi
Vểnh đôi tai, nghe sáo trở về.

(“Trâu đồi” – Ngô Văn Phú)

“Mặt trời rúc bụi tre
Buổi chiều về nghe mát
Bò ra sông uống nước
Thấy bóng mình, ngỡ ai
Bò chào: “Kìa anh bạn
Lại gặp anh ở đây!”

Nước đang nằm nhìn mây
Nghe bò, cười nhoẻn miệng
Bóng bò chợt tan biến
Bò tưởng bạn đi đâu
Cứ ngoái trước nhìn sau
“Ậm ò” tìm gọi mãi…

(“Chú bò tìm bạn” – Phạm Hổ)

Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ
”Ai bảo chăn trâu là khổ?”
Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao.

(“Quê hương” – Giang Nam)

Những hình ảnh trên được chụp tại quê hương Bình Định, Nam Trung bộ Việt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *