Buổi sáng se lạnh trên cầu Mống – cây cầu cổ nhất Sài Gòn

 

Một buổi sáng chủ nhật trời se lạnh, còn gì tuyệt hơn là đi dạo ngắm cảnh và chụp ảnh phố phường thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn) cùng vài người bạn thân quen. Địa điểm lần này là cầu Mống, cây cầu cổ nhất Sài Gòn.

Chừng ba, bốn ngày nay, gần tới lễ Nô-en, do ảnh hưởng của bão số 14, thời tiết Sài Gòn nói riêng và một số tỉnh thành miền Nam nói chung đã trở lạnh. Cảm giác thiệt là thích vì nhiệt độ buổi sáng chỉ tầm 22 – 24 độ C. Mong là thời tiết giữ được như vậy cho tới qua lễ Nô-en, vì cảm giác những ngày cuối năm không khí nên lành lạnh một chút, tâm trạng con người cũng vì thế mà trở nên chùng xuống, sống chậm đi, cảm nhận nhiều hơn trong những ngày làm việc mệt nhọc và bận rộn vì chạy doanh số, làm báo cáo, học hành thi cử…

Cầu Mống mang một màu xanh ngọc bích thu hút, bắc qua kênh Bến Nghé nối liền giữa quận 1 và quận 4. Với tuổi đời hơn 100 năm, được xây dựng từ thời Pháp thuộc (1893 – 1894), cầu Mống là cây cầu cổ xưa nhất Sài Gòn.

“Cầu Mống” là tên tiếng Việt của cầu “Messageries Maritimes Company Bridge” do Pháp đặt tên. Có rất nhiều cách lý giải khác nhau cho cái tên đặc biệt của cây cầu này. Cầu Mống có thể được gọi chệch từ tên gọi “cầu Móng”, do đây là cây cầu có móng đầu tiên được xây dựng ở Sài Gòn. Hoặc có thể do hình dáng của cây cầu trông giống vòng mống, nên người Sài Gòn xưa gọi luôn là cầu Mống.

Cầu Mống có chiều dài 128 mét, rộng 5,2 mét và 0,5 mét lề đường. Theo nguyên bản ngày xưa, cầu Mống được dùng cho cả người đi bộ và xe cơ giới. Về sau, cầu chỉ còn dành cho người đi bộ.

Vào những năm 2000, khi công trình đại lộ Đông Tây và đường hầm sông Sài Gòn được thi công, Cầu Mống đã được tháo dỡ hoàn toàn. Sau khi công trình hoàn tất, Cầu Mống được lắp ghép lại đúng nguyên bản. Điểm khác biệt duy nhất chính là các đường dẫn lên cầu đã được phá bỏ và thay thế bằng bậc tam cấp dành cho người đi bộ.

Ngày nay, cầu Mống là địa điểm quen thuộc của giới trẻ khi trở thành nơi hẹn hò, ngắm cảnh. Đây cũng là địa danh chụp ảnh chân dung, ảnh cưới, ảnh phong cảnh đối với những người yêu nhiếp ảnh tại Sài Gòn. Một số công ty du lịch cũng đưa địa điểm cầu Mống vào chương trình tham quan đối với những chuyến tham quan thành phố nửa ngày hoặc một ngày.

Cầu Mống nằm gần khu ngân hàng nhà nước Việt Nam (đường Võ Văn Kiệt – Bến Chương Dương, quận 1) – đại học Ngân Hàng ((26 Nguyễn Công Trứ quận 1) – chung cư Tôn Thất Đạm (số 14 đường Tôn Thất Đạm quận 1). Nếu đi bằng xe máy, bạn có thể gửi xe ở vỉa hè trước đại học Ngân Hàng (giá chỉ 5.000 đ/ xe), hoặc gửi ở vỉa hè trước chung cư Tôn Thất Đạm (giá 10.000 đ/ xe).

Hãy cùng An nghía qua những hình ảnh về cầu Mống trong một buổi sáng chủ nhật se lạnh và đẹp trời, đi cùng hai người bạn nha.

Cầu Calmette vào một sáng chủ nhật yên bình

Rạch Bến Nghé. Xa xa là cầu Mống nổi bật với màu xanh đặc trưng.

Tòa nhà tài chính Bitexco cao 68 tầng, mọi người hay gọi vui là tòa nhà hình trái bắp. Ở khúc này thì nhìn đâu cũng có thể thấy em Bitexco này hết á!

Một góc đường Tôn Thất Đạm

Đại học Ngân Hàng

Chung cư Tôn Thất Đạm

Chung cư Tôn Thất Đạm và tòa nhà tài chính Bitexco

Công viên dưới chân cầu Mống

Cầu Khánh Hội

Màu xanh ngọc bích nổi bật của cầu Mống

Cầu thang bộ dẫn lên cầu

Cọ bạc đang ra trái

Vô cùng đáng tiếc cho một địa danh cổ kính gắn liền với lịch sử Sài Gòn lại bị uy hiếp bởi nạn rác rến, phóng uế đầy rẫy dưới chân cầu

Môi trường sống bị ô nhiễm nghiêm trọng

Dưới gầm cầu thường là nơi không an toàn cho lắm, nên các bạn ra đây tụ tập chụp ảnh nhớ cẩn thận đề phòng nha!

Kiến trúc, màu sắc cây cầu thì rất tuyệt, nhưng mà cảnh xung quanh thì…

Trên cầu Mống, mặc dù xung quanh được đặt rất nhiều thùng rác, nhưng vẫn có nhiều cá nhân lên đây ăn uống vui chơi rồi bỏ rác lại. Mình không thể nào hiểu nổi ý thức của những con người đó!

Chẳng mấy khi ở ngay trung tâm mà lại cảm nhận được Sài Gòn quá đỗi thanh vắng như thế này, dù là vào ngày nghỉ!

Quang cảnh trên cầu

Một công trình gì đó trên rạch Bến Nghé

Một góc quận 4 nhìn từ cầu Mống

Tòa nhà ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh TP.HCM trên đường Võ Văn Kiệt, đây cũng là một công trình cổ kính có tuổi đời gần 100 năm.

Tòa nhà trụ sở Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM được xây dựng vào năm 1929-1930, từng có các tên gọi: tòa nhà chi nhánh Ngân hàng Đông Dương tại Sài Gòn (1930-1957), Ngân hàng Quốc gia Việt Nam (Việt Nam Cộng hòa, từ năm 1957 đến 30-4-1975), trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh TP.HCM (từ tháng 7-1976 đến nay).

Tòa nhà tọa lạc ngay bên bến Chương Dương nhìn ra rạch Bến Nghé, có mặt bằng hình chữ nhật gồm một tầng hầm, tầng trệt và hai tầng lầu. Kiến trúc của tòa nhà là sự pha trộn giữa phong cách châu Âu kết hợp với đường nét kiến trúc Chăm, Khmer, thể hiện ở hình khối, môtip trang trí các mặt đứng, cột, rào lưới, cửa sắt, hành lang, lan can, bancông, góc mái, trán cửa… Đặc trưng trang trí những môtip hoa sen, dây lá, các hình tượng tựa đầu chim thần Garuda, rắn Naga cách điệu; thanh cuộn cửa sổ. Trên cổ trần mặt tiền tòa nhà đắp nổi dòng chữ “NGÂN – HÀNG NHÀ – NƯỚC VIỆT – NAM” sơn màu đỏ.

Tòa nhà được xếp vào loại hình di tích kiến trúc nghệ thuật, với các hiện vật thuộc di tích gồm: một số máy móc, trang thiết bị chuyên ngành; một số bàn ghế làm việc, bộ salon; hệ thống quạt và đèn treo tường cùng một số bộ động cơ thang máy hiện không còn sử dụng đang lưu giữ trong kho.

Một góc đường Võ Văn Kiệt

Tạo dáng nè! Ảnh: Nguyễn Thị Cẩm Vân

Ảnh: Nguyễn Thị Cẩm Vân

Ảnh: Nguyễn Thị Cẩm Vân

Ảnh: La Ngọc Trúc

Ảnh: La Ngọc Trúc

Ảnh: Nguyễn Thị Cẩm Vân

Ảnh: Nguyễn Thị Cẩm Vân

Đằng sau hậu trường. Ảnh: Nguyễn Thị Cẩm Vân

Nhờ một chú qua đường chụp giùm. Từ trái sang: Nguyễn Thị Cẩm Vân, La Ngọc Trúc, và ai-cũng-biết-là-ai-đấy

*** Bài viết có sử dụng tư liệu được tổng hợp và biên tập lại từ nhiều nguồn trên Internet, mang giá trị tham khảo.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *