Chơi gì ở Long An? Long An có gì hay?

 

Thành phố Tân An nói riêng và tỉnh Long An nói chung có những điểm tham quan du lịch nào thú vị, tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết này.

Long An là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long (miền Tây Nam bộ) Việt Nam. Đây là tỉnh duy nhất của miền Tây nối liền cửa ngõ thành phố Hồ Chí Minh. Long An là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là cửa ngõ nối liền vùng Đông Nam bộ với khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nhất là có chung đường ranh giới với thành phố Hồ Chí Minh bằng hệ thống các quốc lộ: 1, 50, 62, N1, N2 (đường Hồ Chí Minh).

Tỉnh lỵ của Long An là thành phố Tân An, cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 45 km theo đường quốc lộ 1. Ngoài 1 thành phố tỉnh lỵ, tỉnh Long An còn có 14 đơn vị hành chính cấp huyện khác, gồm 1 thị xã: Kiến Tường và 13 huyện: huyện Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc, Châu Thành, Đức Hòa, Đức Huệ, Mộc Hóa, Tân Hưng, Tân Thạnh, Tân Trụ, Thạnh Hóa, Thủ Thừa, và Vĩnh Hưng. Biển số xe của tỉnh: 62.

Về tên gọi Long An, thì “long” trong long trọng, nghĩa là “thịnh vượng/ giàu có/ hưng thịnh”, còn “an” là trong “an ổn”. Cái tên Long An để chỉ vùng đất yên ổn và hưng thịnh.

Các di chỉ khảo cổ học cho thấy, ngay từ thời cổ đại, Long An đã là địa bàn quan trọng của vương quốc Phù Nam – Chân Lạp. Tỉnh Long An có nhiều di tích lịch sử từ cổ tới kim, nổi bật là văn hóa Óc Eo tại huyện Đức Hòa, di tích đền thờ và lăng mộ Tiền quân Nguyễn Huỳnh Đức tại thành phố Tân An, chùa Tôn Thạnh ở huyện Cần Giuộc, nhà Trăm Cột tại huyện Cần Đước,… Tỉnh còn có các nghề thủ công truyền thống như: nghề chạm gỗ (Cần Đước, Bến Lức), nghề đóng ghe (Cần Đước), nghề làm trống (Tân Trụ),…

Cảnh sắc Long An

Bên trong khu du lịch Làng Nổi Tân Lập ở huyện Mộc Hóa

Bên trong khu du lịch Làng Cổ Phước Lộc Thọ ở huyện Đức Hòa

Di tích đền thờ và lăng mộ Tiền quân Nguyễn Huỳnh Đức tại thành phố Tân An

Cổng chùa Diêu Quang (chùa Cây Trôm) ở thành phố Tân An

Dưới đây là tổng hợp một số điểm tham quan du lịch vui chơi giải trí thư giãn “check-in” tại thành phố Tân An nói riêng và tỉnh Long An nói chung:

  • Công viên bờ sông Trần Xuân Soạn – Bờ kè sông Vàm Cỏ Tây thành phố Tân An
  • Chùa Diêu Quang (chùa Cây Trôm) – Cây trôm di sản Việt Nam
  • Chùa Thiên Phước
  • Chùa Thiên Khánh
  • Tịnh xá Ngọc Tâm
  • Đình thần Khánh Hậu
  • Nhà thờ Tân An
  • Bảo tàng Long An
  • Di tích đền thờ và lăng mộ Tiền quân Nguyễn Huỳnh Đức
  • Di tích lịch sử Vàm Nhựt Tảo
  • Di tích lịch sử Bình Thành
  • Di tích khảo cổ học Bình Tả (văn hóa Óc Eo)
  • Di tích khảo cổ học Rạch Núi
  • Di tích lịch sử Ngã Tư Đức Hòa
  • Tượng đài anh hùng Nguyễn Thái Bình
  • Công viên tượng đài Long An
  • Khu đô thị Hiep Phuoc Harbour View
  • Vườn hoa kiểng Thanh Tâm
  • Thiền viện Trúc Lâm Phước An
  • Chùa Tôn Thạnh (tổ đình Tôn Thạnh)
  • Chùa Thạnh Hòa
  • Miếu Bà Ngũ Hành
  • Tổ đình Kim Cang
  • Chùa Nổi (chùa Cổ Sơn, Cổ Sơn Tự)
  • Chùa Linh Sơn
  • Chùa Vạn Linh
  • Chùa Lá (tịnh thất An Nhiên)
  • Chùa Từ Phong
  • Chùa Phước Long (chùa Bà Tiêu)
  • Chùa Phước Lâm
  • Thiền viện Bửu Minh
  • Chùa Thới Bình
  • Chùa Khánh Ninh
  • Chùa Linh Nguyên
  • Chùa Phật Bửu (Phật Bửu Tự)
  • Chùa Bửu Vân
  • Bửu Liên Quang Tự
  • Chùa Thiên Mụ
  • Chùa Tường Vân
  • Chùa Long Thành
  • Đình thần Đức Hòa
  • Đình Tân Chánh
  • Đình Vạn Phước
  • Nhà Trăm Cột
  • Di tích Đồn Rạch Cát
  • Cụm nhà cổ Thanh Phú Long
  • Cảng Quốc tế Long An (cảng biển Tân Lập)
  • Âu tàu Rạch Chanh
  • Thắng cảnh Núi Đất
  • Hàng cau vua Tân Trụ (con đường Hạnh Phúc)
  • Con đường quê với những cây ô môi tại xã Tuyên Bình, huyện Vĩnh Hưng (hoa nở tầm tháng 3, tháng 4)
  • Con đường hoa phượng ở xã Phước Tuy, huyện Cần Đước (thường nở hoa vào tháng 5, tháng 6)
  • Miễu Ông Bần Quỳ
  • Khu du lịch Làng Cổ Phước Lộc Thọ
  • Khu du lịch Làng Nổi Tân Lập (rừng tràm Tân Lập)
  • Khu du lịch Cánh Đồng Bất Tận (trước kia là khu bảo tồn dược liệu Đồng Tháp Mười)
  • Khu du lịch sinh thái Cát Tường Phú Sinh
  • Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen
  • Công viên 7 Kỳ Quan Thế Giới
  • Công viên nước Rio
  • Nhà thờ Tin Lành Cần Giuộc
  • Thánh thất Cần Giuộc
  • Thánh thất Tân Kim
  • Thánh thất Long An
  • Thánh thất Vĩnh Nguyên Tự
  • Các vườn cây trái: thanh long, khóm, chanh,…
  • Quán cà phê võng Cây Gừa 166 với giàn cây gừa độc đáo
  • Bờ kè Kiến Tường
  • Di tích lịch sử cấp Quốc gia Nhà và lò gạch Võ Công Tồn
  • Mùa hoa lục bình (tầm tháng 2 cho đến tháng 4; có nhiều ở huyện Mộc Hóa, Vĩnh Hưng)
  • Chùa Cửu Long
  • Làng nghề truyền thống bánh tráng Nhơn Hòa (thành phố Tân An)
  • Làng nghề truyền thống dệt chiếu Nhựt Tảo (huyện Tân Trụ)
  • Làng nghề truyền thống trống Bình An (huyện Tân Trụ)
  • Làng nghề truyền thống mây tre đan Bến Long (huyện Đức Hòa)
  • Làng nghề truyền thống chằm nón lá An Hiệp (huyện Đức Hòa)
  • Làng nghề truyền thống đan cần xé (huyện Đức Hòa)
  • Làng nghề truyền thống chiếu Long Cang (huyện Cần Đước)

*** Bài viết có sử dụng tư liệu được tổng hợp và biên tập lại từ nhiều nguồn trên Internet, mang giá trị tham khảo.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *