Di tích lịch sử cấp quốc gia: đình Bình Đông giữa dòng kênh Đôi ở quận 8

 

Đình cổ Bình Đông có tuổi đời hơn 160 nằm trên một cù lao giữa dòng kênh Đôi thuộc quận 8. Đây là một di tích văn hóa và lịch sử cấp quốc gia của thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn).

Theo tài liệu ghi chép lại, đình Bình Đông được xây dựng vào trước năm 1853. Đình nằm trên cù lao Bà Tang, ngay nhánh rẽ của dòng kênh Đôi. Năm 1853, ngôi đình đã vinh dự nhận được sắc phong của vua Tự Đức.

Xưa kia, đình Bình Đông chỉ là ngôi nhà lá cho dân cư quanh vùng tới hội họp và cúng bái. Tới năm 1922, đình được trùng tu bằng mái ngói, vách ván, cột kèo gỗ theo dạng đình phổ biến ở Nam bộ. Năm 1968, đình Bình Đông bị phá huỷ hầu như toàn bộ vì chiến tranh. Trải qua nhiều lần xây dựng và trùng tu, đình vẫn giữ được nét kiến trúc tổng thể cho tới ngày nay.

Đình Bình Đông là nơi thờ thần (Ngũ Hành, Thần Nông, Ông Tà). Ngoài ra, trong đình còn trưng bày hình ảnh và tượng của cố Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng khi người còn hoạt động cách mạng tại Sài Gòn và tại đình Bình Đông.

Về đường đi đình Bình Đông, bạn tra theo Google Maps là được. Để tiếp cận đình, bạn sẽ qua một cây cầu cong cong bên trên trồng lá hoa xanh mát và đẹp mắt. Trước cây cầu này là một số quán giữ xe và bán hoa, nhang đèn của người dân địa phương. Tuy nhiên, bạn có thể chạy xe máy thẳng qua cầu và gửi xe miễn phí bên trong sân đình.

Cây cầu đẹp mắt bắc qua cù lao Bà Tang để đến với đình Bình Đông

Cảnh phía trước cầu

Kênh Đôi, cảnh thì nên thơ mà tiếc là dòng nước đen và bốc mùi do ô nhiễm!

Đình Bình Đông nhìn từ xa

Một ngôi đình nhỏ dưới chân cầu ở bờ bên này

Cổng chào đình Bình Đông trong sân đình. Có hai cổng như thế này lận!

Cây cầu nhìn từ sân đình

Một em chó mực ngồi ở cổng đình

Khu chánh điện của đình Bình Đông. Xa xa là miếu ông Tà (Neak Tà, Neak Ta)

“Neak” trong tiếng Khmer có nghĩa là “người” nói chung, còn “Ta” là đàn ông đứng tuổi, Neak Ta thường được gọi là ông Tà, là vị thần trông coi từng khu vực lớn, nhỏ, từ thửa ruộng đến địa phận phum sóc, bảo hộ cuộc sống và sức khỏe cho con người. Theo quan niệm của người Khmer, Neak Ta là một vị nam thần đứng tuổi, có trách nhiệm bảo hộ con người và đất đai trong một khu vực, tương tự như tín ngưỡng Thành Hoàng của người Việt.

Ảnh: La Ngọc Trúc

Hành lang trong chánh điện

Bên trong chánh điện cổ kính với các chi tiết bao lam, hoành phi,… rất nghệ thuật

Bảng thông báo các quy tắc an toàn trong thời gian dịch COVID-19

Những khoanh nhang vòng treo trên trần khu đằng sau chánh điện

Cổng chính đình Bình Đông được xây dựng theo kiểu tam quan

Trên nóc cổng là hình ảnh “lưỡng long tranh châu” quen thuộc trong kiến trúc đình chùa của người Việt.

Tượng cố Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng

Miếu Ngũ Hành

Miếu Ngũ Hành, tức miếu Bà Ngũ Hành, thờ Ngũ Hành Nương Nương, là vị thần được thờ rất nhiều ở các đình tại Nam Bộ, giúp cho mưa thuận gió hòa, thịnh vượng.

Cổng đình thứ hai nhìn từ cổng chính cổ kính

Toàn cảnh cây cầu bắc qua cù lao Bà Tang

Một góc Sài Gòn nghèo nàn với ngôi nhà tạm chắp vá, vẹo xiêu, đối lập với hình ảnh Sài Gòn hoa lệ lấp đầy các cao ốc ở đằng sau!

*** Bài viết có sử dụng tư liệu được tổng hợp và biên tập lại từ nhiều nguồn trên Internet, mang giá trị tham khảo.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *