Uy nghi chùa Thanh Tâm (Bát Bửu Phật Đài, chùa Phật Cô Đơn) ở huyện Bình Chánh

 

Chùa Thanh Tâm (hay còn gọi là Bát Bửu Phật Đài, chùa Phật Cô Đơn) là một ngôi chùa Phật giáo phát triển (Phật giáo Bắc tông, Phật giáo đại thừa) nằm ở số 22 đường Mai Bá Hương, thuộc ấp 1, xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn).

Chùa Phật Cô Đơn là tên dân gian đặt cho và thường xuyên sử dụng, đã trở thành một thói quen. Chùa Phật Cô Đơn nằm trung tâm Sài Gòn khoảng 30 km về hướng Tây Nam. Để đến đây thì bạn cứ theo Google Maps là được.

Về nguồn gốc tên gọi dân gian chùa Phật Cô Đơn, phải lần về quá khứ ở thời điểm chùa bắt đầu được xây dựng. Chùa Thanh Tâm được kiến tạo vào năm 1955, hoàn thành vào năm 1956. Còn Bát Bửu Phật Đài được tôn tạo sau đó, bắt đầu vào năm 1959 và hoàn thành vào năm 1961. Đài được tôn trí tượng Đức Phật Thích Ca cao 7 m, nặng khoảng 4 tấn do Hội Phật học Nam Việt chủ trương tôn tạo, với sự tùy hỷ hiến cúng của cư sĩ Hội trưởng Chánh Trí Mai Thọ Truyền.

Việc cung thỉnh tôn tượng Đức Phật từ chùa Xá Lợi về Cầu Xáng (huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) trong điều kiện lúc bấy giờ là hết sức khó khăn. Chư vị tôn đức và cư sĩ lúc đó đã tổ chức nhiều cuộc cầu nguyện, chuyên tâm trì tụng kinh Pháp hoa trong thời gian dài liên tục, và nhờ năng lực hộ trì đó, nhiều duyên lành huyền nhiệm đã xuất hiện, vượt qua mọi trở ngại, thành tựu tốt đẹp.

Trong thời gian bom đạn và khói lửa trong chiến tranh, chùa Thanh Tâm từng bị thiêu rụi, nhưng lạ lùng thay, kim thân Đức Phật lộ thiên vẫn sừng sững tĩnh tại. Thời gian đó, người dân di tản đi hết, nơi đây không bóng người, chỉ duy Đức Phật vẫn ở đó. Có lẽ vì vậy, khi người dân, các đoàn thanh niên xung phong đến đây lao động công ích vào năm 1976, nhìn thấy duy tượng Đức Phật còn sót lại, đã truyền miệng nhau gọi là chùa Phật Cô Đơn.

Hiện nay, chùa Thanh Tâm uy nghi trở thành nơi được nhiều người dân khắp nơi đến chiêm bái. Dưới đây là loạt ảnh kể lại hành trình đi chùa Thanh Tâm của mình.

Ghé xóm Giá (hẻm 142 đường Hùng Vương, cắt nhau với đường Hồng Bàng, gần cầu vượt Cây Gõ) để ăn sáng. Nghe nói từ khi xây cây cầu thì con hẻm này không còn bày bán đồ chay sầm uất như trước nữa.

Hủ tiếu bò kho chay (25.000 đ). Có người bình luận rằng ăn chay thì không nên dùng những cái tên của món ăn mặn. Nhưng nếu không gọi vậy thì làm sao người ta mường tượng ra màu sắc mùi vị cách nấu của món ăn chay đó, để mà lựa chọn ăn? Chẳng lẽ phải đặt ra một loạt tên mới cho những món ăn chay tương đương với món mặn? Mà như vậy thì ai đặt cho, ai thống nhất khắp cả nước, để khi nhắc đến tên món ăn chay đó thôi, là ai cũng biết đó là món gì. Theo mình, quan trọng là trong tâm suy nghĩ như thế nào thôi. Chọn ăn món gì đó chỉ vì thích hương vị của món đó, chứ không nghĩ tới thịt thà của đồ ăn mặn hay đồ giả mặn gì khác!

Một góc tỉnh lộ 10 (DT10), địa phận huyện Bình Chánh

Chỗ này gần Long An nên khung cảnh “rặt” miền Tây!

Quẹo vô đường Kinh A

Con đường cặp bờ kinh (kênh) đẹp quá nên mình chạy xuống ngắm cảnh

Sau đó quay lại quẹo vô đường Lê Chính Đang

Con đường này cũng chạy dọc theo bờ kênh đẹp quá trời!

Một bên là cây tràm keo

Lại thấy có con đường nhỏ đẹp quá nên chạy vô coi chơi

Con đường này chạy dọc theo công viên văn hóa Láng Le Bàu Cò nè

Đi ngang qua một con kênh được trồng hoa sen, súng

Cuối con đường nhỏ này là học viện Phật giáo Việt Nam

Nên thôi, chạy ra lại đường Lê Chính Đang, nhìn thấy các bảng chỉ dẫn đi vào chùa Phật Cô Đơn

Để đến cổng chùa thì có nhiều đường rẽ vào lắm, chẳng hạn đi xuyên qua công viên văn hóa Láng Le

Mình không đi vô công viên mà chạy thẳng lên xíu rồi mới quẹo

Cổng chùa Thanh Tâm đây rồi

Phía trước cổng chùa có các hàng quán đề bảng “Giữ xe miễn phí”, nhưng có lẽ bạn phải mua hàng của người ta thì mới được. Nếu không có nhu cầu mua gì, thì bạn đi thẳng vô trong sân chùa, có bãi gửi xe rộng rãi và miễn phí.

Bãi giữ xe trong sân chùa

Khuôn viên chùa Thanh Tâm rất rộng, đằng sau còn đang xây thêm các hạng mục nữa

Tượng Phật Quan Âm lộ thiên

Đại hùng bảo điện với Bát Bửu Phật Đài nơi có tượng Đức Phật Thích Ca ngồi tĩnh tại

Bên trong chánh điện đóng cửa, có lẽ do đang mùa dịch COVID-19

Tượng Đức Phật Thích Ca uy nghiêm và hiền từ

Khu nội viện

Một số tượng Phật (trong đó có tượng Phật A Di Đà) ở sân sau

Khu vực đang thi công

Cỏ cây hoa lá trong chùa

*** Ảnh chụp bằng điện thoại iPhone 7, chỉnh sửa qua ứng dụng (app) PS Express.

*** Bài viết có sử dụng tư liệu được tổng hợp và biên tập lại từ nhiều nguồn trên Internet, mang giá trị tham khảo.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *