Bửu Phong Cổ Tự: một trong ba ngôi chùa cổ ở Đồng Nai

 

Bửu Phong Cổ Tự là một trong ba ngôi chùa cổ có lịch sử trên 300 năm (cùng với chùa Đại Giác và chùa Long Thiền) của tỉnh Đồng Nai, đã được công nhận di tích quốc gia đặc biệt.

Bửu Phong Cổ Tự (hay tổ đình Bửu Phong, chùa Bửu Phong) theo Phật giáo Bắc tông, nằm trên núi Bình Điện, một ngọn núi nằm trong quần thể danh thắng Bửu Long, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

Bửu Phong Cổ Tự nguyên là một am tranh được vị hòa thượng hiệu là Bửu Phong thiền sư dựng nên vào năm 1616 và lấy tên mình đặt cho chùa. Qua nhiều lần dựng xây và trùng tu, chùa Bửu Phong khoác lên vẻ bề ngoài như hiện tại.

Kiến trúc chùa theo kiểu chữ tam (三), gồm chánh điện, giảng đường và nơi thờ Tổ. Ngoài ra, còn có liêu phòng ni phái và nhà dưỡng tăng. Lưng tựa thế núi, mặt hướng về hướng Đông Bắc.

Bên trong chánh điện Bửu Phong Cổ Tự được trang trí các bức phù điêu chạm trổ, ghép sành công phu, tinh vi mang tính nghệ thuật cao theo phong cách nhà Nguyễn. Những hình ảnh cuốn thư, lân ngậm trái châu, nhật nguyệt, rồng chầu mặt trời, mây dây lá cách điệu… biểu thị cho quyền uy và sức mạnh, sự an nhàn, thịnh vượng… Tất cả đều được ghép bằng các mảnh sứ nhiều màu khiến ngôi chùa sáng lên, rực rỡ nhưng vẫn không mất đi vẻ tôn nghiêm, cổ kính.

Trải qua 7 lần trùng tu và mở rộng, nhưng Bửu Phong Cổ Tự vẫn giữ lại một số cổ vật như: 14 câu liễn đối bằng gỗ, 9 bức hoành phi bằng gỗ, 1 cặp nai vàng bằng gỗ, một số chén dĩa sứ cổ đời nhà Thanh, báu vật nhà Phật (xá lợi Phật), đầu phướn cổ (nhà Phật), kinh sử sách nhà chùa.

Sách “Gia Định thành thông chí” của Trịnh Hoài Đức đã từng nói đến sự uy nghi, kỳ ảo của nơi thiền lâm này: “Núi Bửu Phong phía tây nam ngó xuống Đại Giang, hộ vệ phía sau núi Long Ẩn, suối bàu tẩm nhuận, dẫn tưới ruộng nương. Trên núi có chùa Bửu Phong, phía tả có đá long đầu đứng sững, phía hữu có đá thiền sàng la liệt, khói mây man mác, cây cối sum suê“.

Bửu Phong Cổ Tự đã được cấp bằng di tích lịch sử cấp Quốc gia vào năm 2013.

Có hai đường chính để tiếp cận chùa Bửu Phong. Một cổng là trong một con hẻm trên đường Huỳnh Văn Nghệ (thành phố Biên Hòa), bạn đi bộ theo 99 bậc tam cấp rêu phong, lên tới độ cao 37 m của núi Bình Điện, sẽ thấy sân chùa hiện ra. Còn một cổng theo đường Võ Trường Toản bạn có thể chạy xe hơi, xe máy lên thẳng đến sân chùa.

Cổng chào cổ kính vào Bửu Phong Cổ Tự trên đường Huỳnh Văn Nghệ

Con hẻm nhỏ dẫn vào hướng lên chùa theo 99 bậc tam cấp

Gửi xe 5.000 đ ở nhà dân dưới chân núi Bình Điện

99 bậc tam cấp dẫn lên sân chùa Bửu Phong

Đoạn đường rêu phong thâm trầm

Ảnh tự chụp

Nắng xuyên qua kẽ lá

Cây cối xanh mát hòa lẫn với những tảng đá hình thù khác nhau

Lại có nhiều cây cổ thụ to lớn tỏa bóng rợp trời

Sân chùa từ đường bậc tam cấp

Tượng Phật Bà Quan Âm Nam Hải tọa trong đài sen. Cách đó khoảng 20 m là giếng nước Vua Gia Long (1789). Truyền thuyết kể lại rằng khi Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn đánh chạy khỏi Phú Xuân – Huế, trên đường đi có dừng chân tại chùa và đã cho đào một cái giếng lấy nước. Xung quanh thành giếng cho đến tận đáy được xếp bằng đá vuông rất đẹp (hiện nay vẫn còn đá xây thành giếng lên khá cao).

Đài tam Thế Phật

Tượng Đức Phật A Di Đà và Quan Âm quay về hướng Bắc

Tượng Phật Thích Ca ngồi tọa thiền

Tượng Đức Di Lặc vui tươi tay cầm xâu chuỗi bồ đề

Long Đầu Thạch, còn gọi là hàm rồng là do hai khối đá khổng lồ nằm chồng lên nhau

Các khối đá tự nhiên trong chùa

Từ đây có thể nhìn thấy hồ Long Ẩn và khu Văn miếu Trấn Biên

Cỏ cây trong sân chùa

Bồ đề

Chiều tím

Phượng vĩ

Một em cuốn chiếu bự

Trên đường lên chùa, và trong chùa có rất nhiều chó mèo

Ảnh tự chụp

Tượng Đức Phật Thích Ca một tay chỉ trời, một chỉ đất và nói: “Duy ngã độc tôn”

Bửu Pháp thờ Phật Thích Ca và vị tổ Minh Đăng Quang

Tượng Phật nằm

Tượng Phật Thích Ca khổ hạnh ngồi tọa thiền trên tảng đá voi cúng dường, khỉ hái trái dâng quả.

Một tượng khác trong chùa

Khu vực chánh điện

Mặt tiền chánh điện chùa Bửu Phong cổ kính

Mặt chính của chùa quay về hướng Đông, từ đây nhìn xuống sân bay Biên Hòa, Văn miếu Trấn Biên

Cách sau chùa khoảng 500m là con sông Đồng Nai hiền hòa uốn khúc

Toàn bộ mặt trước của chùa gồm 3 cửa chính, kiến trúc kiểu khung vòm bằng nhau ( 2,80m x 3m), hai bên là hai khung vòm nhỏ hơn. Trên các khung vòm là đề tài trang trí theo từng mảng, ở trên cùng là một mảng lớn trang trí theo hình cuốn thư, đối xứng là các cặp lân ngậm trái châu, cá hóa long, tượng phật và rồng bằng các vật liệu xi măng, gốm màu và sành sứ nhiều màu đắp nổi. Phía dưới trên gờ tường là hoa văn đắp nổi đồng tiền dây lá cách điệu, mặt ngoài ghép bằng mảnh sành sứ nhiều màu sắc. Mảng tiếp theo là các khung hình chữ nhật, trong đắp nổi nhóm tứ linh, biểu tượng của quyền và sức mạnh.

Trên mỗi khung vòm là hình rồng chầu mặt trời, trên hai cột giữa là cặp liễn chữ Hán màu đen, cột hai bên là cặp liễn chữ Hán đắp nổi bằng xi măng, ngoài đắp bằng sành sứ nhiều màu, hai cột ngoài cùng là hình rồng uốn lượn đắp nổi.

Chánh điện chia làm 3 gian bởi hai hàng 6 cột gạch xi măng tròn. Hai cột ngoài đắp nổi rồng uốn lượn, bốn cột trong đắp nổi rồng uốn mây, thân rồng sơn nhiều màu nhìn rất uy nghiêm.

Gian giữa thờ Đức Phật Di Đà, Thích Ca, Ngọc Hoàng, Văn Thù, Phổ Hiền, Thế Trí… và các vị Bồ tát, hương án.

Phía trên hương án trang trí hình mai, hai bên đắp nổi hình dây lá điểm trên mờ nhạt bằng gạch men.

Hai bên trái và phải thờ Đức Quan Công và Đạt Ma Sư Tổ.

Trên hương án là 03 bức hoành phi bằng gỗ nền đỏ chữ Hán, đường viền xung quanh hoành phi chạm nổi hình rồng chầu mặt trời.

Một gian thờ bên trong chánh điện

Từ chánh điện đi thẳng xuống là đường chạy xe vào sân chùa

Một tượng Quan Âm khác

Các tháp thờ

Một công trình khác

Cổng chính chùa Bửu Phong nhìn về hướng Đông

Lối xe chạy lên sân chùa

Đi chùa sớm sẽ lãnh “đặc sản” muỗi đốt

Cổng Tổ Đình Bửu Phong trên đường Võ Trường Toản

Một cổng chào trên đường Võ Trường Toản

Một đoạn phim ngắn về Bửu Phong Cổ Tự

*** Bài viết có sử dụng tư liệu được tổng hợp và biên tập lại từ nhiều nguồn trên Internet, mang giá trị tham khảo.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *