Trải nghiệm buýt sông Saigon WaterBus mùa dịch COVID-19

 

Sau gần 3 năm hoạt động, và đang trong mùa dịch COVID-19, tuyến buýt sông Sài Gòn số 1 hoạt động như thế nào? Hãy cùng An tìm hiểu nha!

Tuyến tàu buýt sông Sài Gòn (Saigon WaterBus/ Saigon RiverBus/ Saigon WaterTaxi) được khai trương từ tháng 11/2017 với mong muốn sẽ góp phần làm giảm áp lực ngành giao thông đường bộ, giảm ùn tắc giao thông cho một số khu vực tại Sài Gòn. Tuy nhiên, do sự thiếu liên kết giữa các dịch vụ – cơ sở hạ tầng giữa các bến (chẳng hạn nếu người dân dùng buýt sông để đi làm, thì từ bến tàu đi với văn phòng sẽ bằng phương tiện gì, vì đa phần các bến buýt hiện có như Thanh Đa, Hiệp Bình Chánh, Linh Đông đều nằm xa khu dân cư, xa các dịch vụ vận chuyển công cộng ít chi phí).

Với tình hình như vậy, buýt sông Sài Gòn chưa hoạt động hiệu quả và đìu hiu vắng khách, đặc biệt là các ngày trong tuần. Chỉ có cuối tuần, người dân mới sắp xếp thời gian để trải nghiệm tuyến buýt đường sông, nhưng cũng chỉ với mục đích là đi cho biết, đi hóng gió, đi chơi, ngắm cảnh Sài Gòn – thành phố mình đang sống ở một góc khác lạ.

Trong mùa dịch COVID-19 vẫn còn kéo dài mà không biết ngày kết thúc này, hãy cùng An trải nghiệm thử buýt sông Sài Gòn như thế nào nghen!

Tuyến buýt đường sông được chính quyền dự tính xây dựng gồm 2 tuyến: tuyến số 1 (dài gần 11 km, từ bến Bạch Đằng – quận 1 tới bến cuối là Linh Đông – quận Thủ Đức, và ngược lại), là tuyến hiện tại đang được khai thác; còn tuyến số 2 (Bạch Đằng đi Lò Gốm – quận 6, dài hơn 10 km) vẫn đang chờ đưa vào khai thác.

Toàn tuyến buýt đường sông số 1 hiện có sáu tàu, mỗi tàu 75 chỗ. Tàu có thiết kế dạng cánh ngầm trước mũi, dài 18 m với màu vàng chủ đạo. Bên trong tàu buýt sông được trang trí hệ thống đèn, còi hiệu, điều hòa, báo cháy, có phòng vệ sinh, có áo phao an toàn ở dưới mỗi ghế ngồi,…

Tuyến buýt sông số 1 đang vận hành sẽ đi qua tổng cộng 5 bến: bến Bạch Đằng (quận 1) – bến Bình An (quận 2) – bến Thanh Đa (quận Bình Thạnh) – bến Hiệp Bình Chánh (quận Thủ Đức) – bến Linh Đông (quận Thủ Đức), và ngược lại. Giá vé cho một hành trình như vậy là 15.000đ/ người lớn/ một chiều, bất kể khách đi lên hoặc xuống từ bến nào.

Trong các bến, chỉ có bến Bạch Đằng do nằm ở trung tâm thành phố nên có cơ sở vật chất đẹp nhất, hiện đại nhất, đầy đủ nhất, vị trí tiện lợi và do đó tiện đi lại nhất. Chuyến đi này, An lần đầu tiên trải nghiệm buýt đường sông (mặc dù buýt đã tồn tại gần ba năm). An sẽ đi từ bến Bạch Đằng tới bến Thanh Đa, và ngược lại. Do An đi chuyến sáng, nghĩ rằng nếu đi luôn tới bến Linh Đông thì lâu quá, mất thời gian, mà lúc này đang mùa nắng, càng về trưa càng nóng, và cũng không chắc là đoạn đường từ bến Thanh Đa tới Linh Đông cảnh có đẹp hay không, có đáng để đi hay không…

Bến tàu buýt sông Sài Gòn nằm trên đường Tôn Đức Thắng, đối diện vòng xoay tượng Trần Hưng Đạo (công trường Mê Linh)

Đây, Saigon waterbus Bạch Đằng

Thiết kế hành lang trước cổng bến tàu hiện đại ha!

Ga tàu thủy Bạch Đằng (Bach Dang station)

Bên trái là phòng vé, ở giữa là lối vào, bên phải là quán cà phê

Ảnh: Nguyễn Thị Cẩm Vân

Bãi giữ xe kế bên luôn, giá giữ xe máy là 5.000đ/ chiếc

Phòng vé

Đây, sơ đồ tuyến buýt sông số 1

Đây là lịch trình và thời gian khởi hành/ cập cảng từng bến mới nhất. Có lẽ do ít khách đi, với lại đang mùa dịch bệnh nên người ta đã giảm bớt số lượng chuyến. Bạn có thể cập nhật lịch buýt sông mới nhất trên fanpage của Saigon WaterBus nha: facebook.com/SaigonWaterbus.Official

Cặp vé khứ hồi đây. Từ bến Bạch Đằng mình đi chuyến sớm nhất là 8:30 (ngày 6/6), còn chuyến về từ Thanh Đa khởi hành lúc 10:00. Trên vé không có số ghế nha, bạn muốn ngồi đâu thì ngồi.

Quán cà phê trong bến buýt Bạch Đằng

Đó, chiếc buýt sông màu vàng vàng kia kìa

Màu sơn vàng – trắng rất nổi bật và đẹp mắt

Bảng quảng cáo tour đặt gần phòng vé

Lối đi dành cho khách từ dưới buýt sông đi lên bến

Tới giờ buýt sông chạy thì sẽ có loa thông báo song ngữ Việt – Anh. Hiện dịch COVID-19 hơi ổn ổn ở Việt Nam, nên không bắt buộc đeo khẩu trang nơi công cộng nữa ha!

Qua cổng soát vé, tuy nhiên, hành khách được yêu cầu cầm vé xuống buýt sông và đưa cho anh phó tàu

Cầu cảng

Ảnh: Nguyễn Thị Cẩm Vân

Anh phó tàu nè

Bảng nội quy đi buýt sông

Phòng vệ sinh ở cuối đuôi tàu

Bên trong buýt sông rất sạch sẽ

Tuy nhiên, ghế hơi thấp so với chiều cao trung bình của người Việt mình. Do đó, muốn ngắm cảnh khi tàu chạy thì phải nhướn người hoặc đứng lên. Bạn cũng có thể ngồi ở dãy ghế cuối đuôi tàu cho tiện ngắm cảnh. Nhưng sẽ nắng nóng.

Không được hút thuốc bên trong nha!

Áo phao dưới ghế ngồi

Bên trong có máy lạnh nhưng không được mở, đoán là do cửa mở suốt

Buýt chạy rồi đây!

Chạy êm lắm nha!

Có dịp nhìn ngắm Sài Gòn ở những góc khác lạ

Tòa nhà ngoài cùng bên trái là Bitexco ha

Khu Vinhomes và The Landmark 81

Ảnh: Nguyễn Thị Cẩm Vân

Khoảng 15 phút sau thì tàu cập bến Bình An, quận 2. Ai lên bờ thì lên, ai không lên thì ngồi yên.

Bến buýt sông Bình An

Bến buýt sông Bình An

Cầu Sài Gòn

Càng đi xa trung tâm thì cảnh quan càng yên bình, càng xanh hơn

Sắp tới bến buýt sông Thanh Đa rồi đây

Cầu Bình Triệu và cầu Bình Lợi (đỏ)

Cập bến Thanh Đa nha

Đây, ga tàu thủy Thanh Đa

Phòng vé bến Thanh Đa

Bên trong hầu như không có dịch vụ gì hết

Ở đây không có cả quán cà phê, mà chỉ có máy bán nước tự động. Phải đi bộ ra ngoài, hơi xa xíu thì mới có quán cà phê trong khuôn viên cư xá Thanh Đa.

“Chào em, anh đứng đây từ chiều” (Một “hot trend” đó nha, lên mạng tự tìm nha). Ảnh: Nguyễn Thị Cẩm Vân.

Ảnh: Nguyễn Thị Cẩm Vân

Một nơi xinh xinh gần bến buýt sông Thanh Đa. Ảnh: Nguyễn Thị Cẩm Vân

Bức tường vàng kề đó như ở Hội An. Ảnh: Nguyễn Thị Cẩm Vân

Ảnh: Nguyễn Thị Cẩm Vân

Ảnh: Nguyễn Thị Cẩm Vân

Một đoạn phim trải nghiệm buýt sông Sài Gòn

Có lẽ sau này nếu có dịp, mình sẽ trải nghiệm thêm nguyên tuyến buýt sông đủ cả 5 bến, hoặc sau khi hành trình thứ 2 đưa vào khai thác. Theo nhận xét của nhiều người, nên trải nghiệm buýt sông vào thời khắc chiều muộn để có được những khoảnh khắc ngắm hoàng hôn buông trên sông tuyệt đẹp, nhìn thấy một Sài Gòn thật khác, thật giản dị và bình yên, nhưng cũng thật kiêu sa, lộng lẫy…

*** Bài viết có sử dụng tư liệu được tổng hợp và biên tập lại từ nhiều nguồn trên Internet, mang giá trị tham khảo.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *