Đà Lạt: thiền viện Trúc Lâm

 

Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt thuộc thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, cách trung tâm thành phố Đà Lạt 5 km, nằm trên núi Phụng Hoàng, phía trên hồ Tuyền Lâm.

Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt được chia ra làm 4 khu vực: khu vực ngoại viện, khu tịnh thất hòa thượng, hòa thượng viện trưởng, khu nội viện tăng và khu nội viện ni. Thiền viện do hòa thượng Thích Thanh Từ thành lập. Đây chính nơi mà hòa thượng Thích Thanh Từ hiện nay cư ngụ chính và thường xuyên đi giáo hóa và tu hành. Trụ trì hiện nay là thượng tọa Thích Thông Phương. Ngài là đệ tử kiệt xuất nhất trong hàng môn đồ của hòa thượng Viện trưởng Thích Thanh Từ. Hòa thượng Viện trưởng Thích Thanh Từ từng nói: “Một ngàn người đệ tử, chỉ một mình (thượng tọa) Thông Phương là đủ.” Điều này khiến chúng ta nhớ lại một thiền sư Trung Hoa đã từng bảo: “Loài có sừng tuy nhiều, một con lân là đủ.”

Có 3 hướng để đi lên thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt. Một đường dành cho khách đi bộ lên từ bến thuyền hồ Tuyền Lâm, theo con đường dốc qua 140 bậc thang bằng đá, hai bên là những rặng thông cao vút, xanh rì dẫn đến cổng tam quan để vào chính điện. Một đường ở bên hông, nơi có bãi đậu xe hơi, xe máy miễn phí, và cũng đi bộ lên mấy chục bậc thang để gặp ngay chính điện. Còn một đường nữa là từ bãi đỗ xe máy đi thẳng vào, ngang qua hồ Tĩnh Tâm.

Cổng tam quan thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt, nếu đi từ hướng bến thuyền của hồ Tuyền Lâm lên

Phía bên phải của chính điện là lầu chuông được chạm khắc phù điêu mang ý nghĩa sâu sắc của Phật giáo rất tinh xảo và đẹp mắt. Bên trong là quả đại hồng chung nặng khoảng 1,1 tấn, trên mình khắc chạm những bài kệ có ý nghĩa thanh thoát mang đầy đạo lý.

Bên trái là lầu trống

Chính điện có diện tích 192m2, bên trong thờ tự đơn giản, nhưng mang đầy ý nghĩa của nhà Phật.

Giữa điện thờ tượng Phật Thích Ca cao khoảng 2m, tay phải cầm cành hoa sen đưa lên gọi là bức tượng “Phật Thích Ca Niêm Hoa Vi Tiếu” (vì miêu tả theo điển tích “Niêm Hoa Vi Tiếu”).

Mái chính điện

Những lúc đông nhất, thiền viện có hàng ngàn tăng ni, phật tử đến theo học về thiền. Đây là một thiền viện nghiên cứu và thực hành về Thiền tông lớn nhất ở Việt Nam hiện nay với chủ trương khôi phục Thiền tông Việt Nam (có từ đời nhà Trần).

Ảnh: Cẩm Vân

Có thể nói vườn hoa của thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt là một trong những điểm du khách không thể bỏ qua và là vườn hoa hiếm hoi sưu tập nhiều loại hoa lạ. Có giống hoa được các tăng ni ươm trồng và có hẳn một vườn ươm và cấy ghép. Có giống hoa được hòa thượng mang từ khắp nơi trên thế giới về ươm trồng.

Một cây cừa rất đẹp

Cây đa lá mít

Hoa thiên điểu

Bồ công anh

Các bậc thang đi xuống bến thuyền hồ Tuyền Lâm từ cổng tam quan thiền viện

Rừng thông xanh mát trên đường đi xuống bến thuyền hồ Tuyền Lâm

Ảnh: Cẩm Vân

Ảnh: Cẩm Vân

Ảnh: Cẩm Vân

Nơi này
Xanh mát, an yên
Người tìm về cội
Chim tìm đến cây…

Bãi gửi xe máy

Thiền phái Trúc Lâm (còn gọi là Trúc Lâm Yên Tử hay Trúc Lâm Tam tổ) là một dòng thiền Việt Nam được hình thành từ thời nhà Trần, do vua Trần Nhân Tông sáng lập. Trúc Lâm vốn là hiệu của Trần Nhân Tông, đồng thời cũng là hiệu của thiền sư Đạo Viên, tiền bối của Trần Nhân Tông, Tổ thứ hai của dòng thiền này. Thiền phái Trúc Lâm có ba thiền sư kiệt xuất là Nhân Tông (Trúc Lâm Đầu Đà), Pháp Loa, và Huyền Quang, gọi chung là Trúc Lâm Tam tổ. Thiền phái này được xem là tiếp nối nhưng cũng là sự hợp nhất của ba dòng thiền Việt Nam trong thế kỉ thứ XII – đó là dòng Thảo Đường, Vô Ngôn Thông và Tì-ni-đa-lưu-chi. Với việc lập ra phái Trúc Lâm, Trần Nhân Tông đã thống nhất các thiền phái tồn tại trước đó và toàn bộ giáo hội Phật giáo đời Trần về một mối.

*** Bài viết có sử dụng tư liệu được tổng hợp và biên tập lại từ nhiều nguồn trên Internet, mang giá trị tham khảo.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *