Ảnh hoa đậu biếc

 

Cây đậu biếc (còn gọi là đậu hoa tím, lam hồ điệp, hay bông biếc), tên khoa học là Clitoria Ternatea, ngoài việc được trồng làm cảnh thì đậu biếc còn được sử dụng trong y học, ẩm thực với nhiều công dụng có lợi cho sức khỏe.

>> Ảnh thiên nhiên qua máy ảnh Canon 500D
>> Hoa phượng vĩ: “Vui vui vui, hè về”

Cây đậu biếc thuộc loại thảo, thân leo, thân và cành mảnh có lông. Bộ phận chứa chất độc của cây đậu biếc là hạt và rễ. Rễ có vị chát, đắng, chứa các chất có tác dụng lợi tiểu, nhuận tràng, gây xổ, làm dịu và săn da. Hạt đậu biếc chứa khoảng 12% chất dầu có khả năng gây độc khi nhai nuốt phải.

Ở một số quốc gia, rễ và hạt cây đậu biếc được dùng làm thuốc, ở liều cẩn thận có tác dụng giải nhiệt. Tại Indonesia, dùng trị bệnh lao phổi, đau ngực, ho và viêm lở ngoài da. Tại Philippines, người ta nghiền hạt pha thành thuốc gây xổ có hiệu quả nhanh, lá dùng đắp chữa mụn mủ ngoài da. Ở Ấn Độ, người ta còn dùng cây trị nọc rắn cắn.

Hoa đậu biếc có tác dụng ngừa ung thư, chống lão hóa, lợi tiểu, nhuận tràng, tốt cho mắt, da, tóc… Hoa sau khi nấu sẽ cho ra nước có màu xanh dương hoặc tím rất đẹp, các chị em nội trợ hay dùng nước này để tạo màu trong thực phẩm như nấu xôi, cơm, làm bánh, tạo màu cho trân châu trong món trà sữa. Hoa đậu biếc cũng được sao khô để pha trà, vừa tạo màu đẹp mắt, vừa giải khát, cải thiện thị lực, giúp làn da khỏe đẹp hơn…

(Tổng hợp từ nhiều nguồn tin trên Internet).

Loạt ảnh dưới đây được chụp bằng chiếc máy ảnh cơ bán chuyên DSLR Canon 500D, cùng ống kính cố định Canon 50mm f1.8 quen thuộc.

Hãy chú ý cái búp bông nhỏ xíu trên góc trái, tưởng ảnh out nét nhưng không phải, hờ hờ,….

www.instagram.com/anvietnamblogger

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *