Một ngày về chiến khu D, rừng Mã Đà, Đồng Nai

 

Di tích căn cứ khu ủy miền Đông Nam bộ thuộc chiến khu D nằm trong rừng Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Nói chung đi thăm mấy di tích lịch sử – cách mạng của Việt Nam mình là việc mà nhiều người Việt chúng ta chẳng mấy hào hứng. Cá nhân mình đi xong về thì thấy đọng lại vài điều đặc biệt:

1. Hầm (địa đạo) ở đây vốn là nơi ở ngày xưa của các anh cán bộ cách mạng, nên diện tích khá lớn.

2. Những ngôi nhà dùng để họp hành trên mặt đất được lợp bằng lá trung quân (lá thì nhỏ, muốn lợp thì phải kết nối từng lá lại với nhau, rất tốn công sức, nhưng về đọc thêm tài liệu thì mới biết đây là loại lá cây rất đặc biệt khó bắt lửa và không cháy lan nhằm chống lửa của bom Napan, pháo kích).

3. Di tích nằm trong rừng Mã Đà, đi vào sẽ gặp rất nhiều cây rừng to lớn cho cảm giác là đi rừng thứ thiệt. Vả lại, vào mùa mưa thì nơi đây tấp nập từng đàn bướm, nghe hấp dẫn, rất đáng để trở lại. Có điều, con đường nhỏ đất đỏ và đầy đá găm, sỏi dài 15 km từ đường lớn tráng nhựa đi vào sẽ là một chướng ngại đáng lo nếu đi vào mùa mưa.

Hướng dẫn đường đi cơ bản:

Từ Sài Gòn bạn có thể đi theo quốc lộ 1K hoặc 1A về Đồng Nai, đến ngã ba Trị An thì quẹo trái về thị trấn Vĩnh An, rồi tìm (tỉnh lộ, đường tỉnh) ĐT 767, sang ĐT 761 hướng về xã Mã Đà, đi qua chốt barie của các anh kiểm lâm bảo vệ rừng, thêm 35 km là tới. Hổng biết thì nhìn bản đồ và hỏi thăm người dân là được. Nơi này cách Sài Gòn khoảng 100 km thôi, tiện cho việc sáng đi chiều về. Phí tham quan là 15.000đ/ người. Ở đây có phòng trọ qua đêm, hoặc bạn cũng có thể mang lều đến cắm trại để sáng sớm đi rừng săn ảnh vào mùa bướm.

À, các anh trông coi chỗ này cũng khá thân thiện và nhiệt tình, khi nào rảnh bạn có thể làm một chuyến về chiến khu D để nghỉ đêm, đốt lửa trại, ca hát thỏa thích.

Cầu Đồng Nai trên tỉnh lộ ĐT 767

Chỗ này nếu mùa mưa thì sẽ ngập nước do đập thủy điện Trị An gần đó xả ra, còn mùa khô thì nhìn ấn tượng vô cùng

Cầu Chiến Khu D

Hồ Trị An

Qua chốt barie, con đường bê tông xuyên rừng 20 km dường như rất được chăm chút, hết đường này, rẽ trái sẽ là con đường đất đỏ dài 15 km đi vào chiến khu D

Đi ngang một hồ sen

Đường đất đỏ đi vào chiến khu D

Đến đây thì nên vào phòng triển lãm xem trước…

Vì không có các tờ rơi giới thiệu nên tốt nhất là bạn chụp lại mô hình bản đồ của cả di tích để biết mà còn đi tham quan (tất nhiên, lạc thì không lo lạc, vì quy mô chỗ này không lớn lắm)

“Chiến khu Đ” là tên gọi chung của một vùng kháng chiến, là vùng tự do của cách mạng; trong đó căn cứ địa là đầu não của Chiến khu Đ. Nếu địa đạo củ Chi là căn cứ chiến đấu, thì Chiến khu Đ là địa đạo, là căn cứ lãnh đạo – đầu não của cách mạng. “Chiến khu Đ” – theo cách gọi dân gian thì đó là “căn cứ ba chữ Đ” trong những năm kháng chiến: chiến khu “Đói”, chiến khu “Đau” (bệnh tật mà chủ yếu là sốt rét rừng) và chiến khu “Đỏ” – đầu não lãnh đạo cuộc kháng chiến. (Theo timhieuvietnam)

Đường xuống địa đạo, phải đem theo thiết bị chiếu sáng khi vô, không thích hợp cho người đi một mình và yếu tim nha

Vỏ bom

Mái lá trung quân

Khu căn cứ được cấu thành bởi các hệ thống giao thông hào nối liền các nhà làm việc với nhau; hệ thống địa đạo liên hoàn theo hai hướng đông bắc và tây nam, hệ thống nơi làm việc, trú ẩn của lãnh đạo khu ủy và các cơ quan trực thuộc gồm văn phòng, cơ yếu, phục vụ, vệ binh, bếp Hoàng cầm, giếng nước phục vụ sinh hoạt… tất cả được phân bố đều khắp trên mặt căn cứ có mặt bằng rộng khoảng 1km2.” (Theo timhieuvietnam)

Giếng nước

Cây trong rừng

Hang cút, có ai còn nhớ trò chơi tuổi thơ (của lứa 7X, 8X) này?

Con đường bê tông dài 2km vòng quanh di tích đang còn xây dang dở

Ảnh: Bão

Khi về lại Sài Gòn thì nhớ ghé hồ Trị An ngắm cảnh và chụp ảnh. Hồ này lúc nào cũng đẹp hết á!

Chỗ khoanh đỏ, nếu như nhớ không lầm, chính là chỗ có cây cầu gãy ấy

Hoa dại và đá

Nắng chiều…

Đám cỏ lau trên quốc lộ 1A trên đường về lại Sài Gòn

Mặt trời lặn…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *