Chùa Vĩnh Tràng là di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia, đồng thời cũng là một điểm hành hương và du lịch nổi tiếng nằm trên đường Nguyễn Trung Trực, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.
Mặt tiền chùa Vĩnh Tràng
“Đầu thế kỷ 19, chùa được ông bà Bùi Công Đạt bắt đầu xây dựng. Năm 1849, Hòa thượng Thích Huệ Đăng ở chùa Giác Lâm (Gia Định) về trụ trì đã tổ chức xây dựng thành ngôi đại tự và đặt tên là chùa Vĩnh Trường với ngụ ý mong ước cho chùa được “vĩnh cửu đối sơn hà, trường tồn tề thiên địa”. Người dân vùng lân cận đến nay vẫn quen gọi là chùa Vĩnh Tràng. Đến năm 1907, Hòa thượng Chánh Hậu đã cho trùng kiến ngôi chùa, pha hòa cả nét kiến trúc Á – Âu.
Chùa Vĩnh Tràng được thiết kế theo dạng chữ Quốc, gồm 4 gian nối tiếp nhau (tiền đường, chánh điện, nhà tổ và nhà hậu) rộng 14.000 m2. Phía trong gian chính điện và nhà tổ làm theo kiểu Trung Quốc nhưng vẫn giữ được nét kiến trúc Việt Nam, nối hai gian này là một khoảng nhỏ có hòn non bộ ở giữa, hòn non bộ này phác họa lại cảnh thiên nhiên sinh động mang bản sắc Việt Nam, điều đó chứng tỏ rằng tổ tiên ta nhễ muốn đưa thiên nhiên vào tận nhà.
Đi vào từng gian ta sẽ thấy một màu vàng óng ánh được thếp rên các hình chạm, trên các tượng phật. Đáng chú ý hơn cả là những đôi long trụ trong gian chính điện, đó là những cây cột tròn to, bằng gỗ quý kiến trúc theo kiểu “thượng thu hạ cách”.
Chùa Vĩnh Tràng được trang bị trên 60 tượng phật đúc bằng gỗ, đồng, đất nung, xi măng, đa số tượng bằng gỗ, tất cả được thếp vàng óng ánh và được tạo vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Ngoài ra còn có hơn 20 bức tranh sơn thủy rất giá trị. Tuy ảnh hưởng tranh vẽ Trung Quốc, nhưng những bức vẽ này mang đậm nét dân gian Việt Nam, in hình “mai, lan, cúc, trúc”, phong cảnh Việt Nam rất nên thơ…”
(Biên tập theo Wikipedia)
Với tất cả các giá trị văn hóa – lịch sử nhắc trên, cùng với kiến trúc đẹp mắt, thiết nghĩ, đây là một điểm tham quan tâm linh rất đáng ghé qua khi đến với tỉnh Tiền Giang.
Mặt tiền chính điện
Tiểu cảnh hòn non bộ nối chính điện và nhà tổ
Kiến trúc Á – Âu kết hợp giữa các cột gỗ và phong cách Gothic, Roman đậm nét
Bên trong chính điện
Quang cảnh sân chùa với tượng Phật Quan Âm ở phía trước
Cổng chùa
Tượng Phật nằm ở sân sau
Phật Di Lặc
Hồ nước ngay gần cổng
>> Đăng ký tour du lịch miền Tây Nam bộ tại đây
Nhìn đẹp quá chị ơi