Kiến trúc Việt – Hoa giao thoa trong miếu Sa Tân và miếu Nổi Sài Gòn

 

Miếu Sa Tân và miếu Nổi là hai ngôi miếu mang đậm nét kiến trúc và văn hóa cổ truyền của hai dân tộc Việt – Hoa.

Để đến được miếu Nổi, từ quận Gò Vấp, bạn đi đường Nguyễn Thái Sơn hướng về đường Dương Quảng Hàm, qua ngã tư Nguyễn Thái Sơn – Dương Quảng Hàm, đến cuối đường thì rẽ trái vào một con đường nhỏ (nhỏ như con hẻm vậy) có tên Trần Bá Giao. Từ đây, bạn đi thẳng thì sẽ gặp chỗ gửi xe và bến đò để đến với miếu Nổi.

Chỗ giữ xe đi miếu Nổi. Ở đây có bán nhang đèn, hoa quả để du khách cúng kiếng.

Trước khi vô bến đò đi miếu Nổi, từ bờ bên này, bạn sẽ được hướng dẫn vô chiêm bái Sa Tân miếu (miếu Sa Tân, hay còn gọi là Thủy Long Cung, tên dân dã là miếu Ông Chài).

Miếu Sa Tân – Thủy Long Cung

Cách đây gần 200 năm, vào thế kỷ thứ XVIII, trên dòng sông Bến Cát thuộc xã Hạnh Thông, tổng Bình Trị Thượng, huyện Gò Vấp, tỉnh Gia Định (tức sông Vàm Thuật, quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh ngày nay), có một người đàn ông chuyên sống bằng nghề chài lưới. Vào một ngày đông rét buốt, khi quăng lưới thì ông không bắt được con cá nào cả, ngược lại ông đã vớt được pho tượng Bà Thủy Tề. Từ đó, ông là người đầu tiên đã sáng lập và xây dựng nên ngôi miếu an vị cho Bà. Truyền rằng, từ khi có ngôi miếu này, bà con bá tánh nơi đây có phần sung túc hơn.

Thời gian trôi qua, ông mất đi nhưng ông còn để lại trong dân gian niềm thương nhớ kỷ niệm vô cùng cho nên mọi người đã nhất trí lấy tên “Miếu Ông Chài” để tưởng nhớ và lưu truyền mãi đến ngày nay…

Ngôi miếu ngày nay mang vẻ khang trang rực rỡ và huyền bí, đậm nét phong tục tập quán di tích cổ truyền của hai dân tộc Việt – Hoa. Nhiều người dân đến đây để chiêm bái tín ngưỡng Bà Thủy Long Cung và năm Bà Ngũ Hành – Ngũ Hành nương nương” (Biên tập theo satanmieu).

Tượng Diêu Trì Kim Mẫu (hay Tây Vương Mẫu, Vương Mẫu nương nương) là vị nữ thần từ bi trong truyền thuyết Trung Quốc.

Trước kia, Ngũ Hành nương nương thường được thờ trong những am, miếu, điện…, phổ biến nhứt là các ngôi miếu lớn, nhỏ mà người dân quen gọi ngắn gọn là “miếu Ngũ Hành” hay “miếu Bà” – không nghe có kiểu gọi “miếu năm Bà”.

Tiến về phương Nam, đến vùng đất Gia định cũ, tức Sài Gòn (mở rộng) ngày nay, tục thờ Bà Ngũ Hành càng được quảng bá rộng rãi, những ngôi miễu Bà xuất hiện khắp nơi, nhứt là ở các vùng nông thôn và vùng ven đô. Ban đầu, người ta thờ Bà bằng bài vị chữ Nho, nhưng mấy mươi năm gần đây, bài vị lần hồi được thay bằng tượng tô, đúc bằng xi măng. Rồi từ màu sơn thân tượng cho đến y áo, khăn choàng khoác ngoài, mỗi Đức Bà (tức mỗi Hành) đều có màu riêng biệt. Kim Bà thì mặc áo trắng, Mộc Bà áo xanh, Hỏa Bà áo đỏ, Thủy Bà áo đen (hoặc tím) và Thổ Bà thì áo vàng” – (Theo trietvan).

Miếu Sa Tân cũng thờ cả Bà Chúa Xứ của vùng Châu Đốc, tỉnh An Giang.

Cây cột rồng được ốp bằng gốm mang hoa văn rất đẹp

Không gian Trung Hoa rõ nét…

… với những vòng nhang tròn treo trên đầu

Chánh điện ở trên lầu, mang nét kiến trúc Việt Nam…

… là nơi thờ Phật tổ

Rời miếu Sa Tân, đi thẳng vô trong sân sau khu nhà sẽ là bến đò Sa Tân, nơi đón đò máy đi đến miếu Nổi.

Bến đò Sa Tân, giá 10.000đ/ người/ khứ hồi

Bờ Đông đối diện là bến phà sang khu dân cư An Phú Đông, quận 12

Đứng ở bờ bên này đã có thể thấy miếu Nổi chếch bên bờ Tây

Con đò máy chở khách từ miếu Nổi sang bến đò Sa Tân và ngược lại

Thỉnh thoảng đi về vùng rìa Sài thành ồn ã, nhìn sông nước, lênh đênh trên một con đò như thế này, cũng thú vị lắm!

Con đò hướng về miếu Nổi…

… càng lại gần hơn…

Và đây: miếu Nổi – Phù Châu Miếu

Phù Châu Miếu, hay còn có tên dân dã miếu Nổi, là ngôi miếu cổ được xây dựng trên một cù lao sông Vàm Thuật (xưa là sông Bến Cát), nay thuộc phường 5, quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh, trong khoảng thế kỷ XVIII, hoặc đầu thế kỷ XIX.

Theo truyền thuyết, vào thế kỷ XVIII, một người đàn ông làm nghề chài lưới trên đoạn sông này đã lưới phải một xác chết phụ nữ. Ông đã đem chôn trên cù lao rồi lập một ngôi miếu nhỏ để thờ oan hồn. Ban đầu, đây chỉ là ngôi miếu nhỏ được làm bằng tre và lá dừa, do các nhà buôn đường thủy cùng các bô lão trong vùng dựng thành, thờ Ngũ Hành, Long Mẫu để cầu mong được thuận buồm xuôi gió, thượng lộ bình an.

Đến nay, sau nhiều lần trùng tu, miếu Nổi với bốn bề sông nước đã trở thành một ngôi miếu khang trang với kiến trúc đặc sắc mang đậm nét văn hóa Việt – Hoa.

Lúc đầu, miếu chỉ thờ Ngũ Hành Thánh Mẫu và Tề Thiên Đại Thánh – những vị thần theo người Trung Hoa là anh minh, yêu dân, giúp đỡ mọi người (Bao Công, Tề Thiên…) và các dạng tín ngưỡng sơ khai (thờ hổ, lân). Về sau, miếu thờ thêm Phật Di Lặc, Quan Âm, Thập Bát La Hán và những vị thần dân gian Việt Nam như Bà chúa xứ Châu Đốc, Cửu Huyền Thất Tổ…” (Biên tập theo Wikipedia).

Cổng chính giữa miếu Nổi

Và hai cổng nhỏ hai bên

Tượng rồng đắp nổi được tìm thấy khắp nơi trong miếu, từ hành lang sân trước, trên cột, cho đến trên mái…

Các tượng rồng được trang trí bằng gốm sứ rất đẹp mắt

Các cột, mái cũng được đắp nổi gốm sứ

Bên trong tiền điện thờ Phật Di Lặc, hai bên là Phật Tổ Như Lai và Địa Mẫu. Phía trước là Quan âm Chuẩn Đề ngồi trên toà sen với 18 cánh tay đang cầm pháp khí.

Hồ nước ở sân trong

Kiến trúc Hoa – Việt kết hợp

Chính điện

Bên trong chính điện thờ Ngũ Hành Thánh Mẫu

Phù điêu sinh động trên tường

Cây xanh hoa lá vây quanh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *